TheộngiPhonehơfi88o báo cáo từ Financial Times, thế hệ Gen Z (những người sinh sau năm 1996) đang gia tăng xu hướng ưa chuộng iPhone hơn máy Android, kể cả khi so sánh với các flagship hiện nay trên thị trường.
Cụ thể, 34% người sở hữu iPhone ở Mỹ thuộc Gen Z, trong khi đó tỷ lệ sở hữu máy Android của Samsung chỉ 10%. Khác biệt này cũng lý giải vì sao thị phần Apple tại Mỹ tăng nhanh chóng từ 35% năm 2019 lên 50% vào năm 2022. Kể cả khi giá phổ biến của iPhone vượt mốc 1.000 USD, cao gấp 3 lần so với giá trung bình của Android, nhóm khách hàng trẻ vẫn tìm đến smartphone có logo "táo khuyết".
Mỹ cũng là thị trường có mức tăng trưởng người dùng iPhone thuộc thế hệ Gen Z cao nhất toàn cầu. Tại châu Âu, 83% người dùng iPhone dưới 25 tuổi cho biết sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm này trong tương lai. Ngược lại, tỷ lệ người dùng Android ở cùng độ tuổi xác định trung thành với nền tàng này chỉ chưa tới một nửa con số trên.
Báo cáo của Financial Timestrích dẫn nhiều số liệu chỉ ra rằng iMessage - nền tảng nhắn tin độc quyền của Apple đang là lý do chính của thực trạng trên. Những người trẻ tham gia khảo sát cho biết không hài lòng khi iMessage chính thức không có trên điện thoại Android (phải sử dụng các thủ thuật không ổn định nếu muốn dùng), do vậy họ có xu hướng nghĩ tới việc chuyển sang dùng điện thoại của Apple hoặc tiếp tục gắn kết với nền tảng iOS dù giá mua máy đắt hơn.
Ở thị trường ngoài nước Mỹ, iMessage không phải là vấn đề quá lớn khi người dùng đa phần sử dụng các ứng dụng nhắn tin OTT từ nhà phát triển thứ ba như WhatsApp, Viber, WeChat, Telegram... Những phần mềm trên có khả năng hoạt động đa nền tảng, giúp xóa nhòa khoảng cách giữa iOS - Android về phương diện kết nối, liên lạc giữa người dùng với nhau.